Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Những ngành học được đánh giá là “đắt giá” hiện nay

Những ngành học “đắt giá” hiện nay

Ngành Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hóa học, Công nghệ biển, Công nghệ hạt nhân và ngành Khí tượng - Thủy văn - Hải dương là những ngành học được coi là “đắt giá” hiện nay với nhu cầu xã hội rất lớn bởi đây là ngành học mũi nhọn, trọng điểm của quốc gia.

Ngành Khoa học Vật liệu: 
Mục tiêu đào tạo: Đáp ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được nhà nước xác định là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước.
Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học vật liệu trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn).
Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về khoa học công nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật liệu nanô, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser... những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Khoa học vật liệu đủ năng lực làm việc ở các hãng công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, của nước ngoài, các trường đại học. Đặc biệt là sinh viên ngành này, nếu tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi, ngoại ngữ tốt có khả năng học tập và nghiên cứu ở các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Ngoài ra, sinh viên có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước

Ngành Công nghệ hạt nhân:
Mục tiêu đào tạo: Công nghệ hạt nhân là ngành đào tạo rất cần thiết phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển ngành điện hạt nhân hiện nay. Nhu cầu của đất nước về nhân lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn.
Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.
Triển vọng nghề nghiệp: Đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kĩ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Ngành Công nghệ Hoá học:
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về Hoá học và kiến thức chuyên sâu về Công nghệ các quá trình Hóa học, tiếp cận những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. có khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh, các công ty liên doanh có sử dụng kiến thức công nghệ hoá học và hoá học; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Ngành Công nghệ biển:
Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên biển với 28/63 tỉnh thành phố có biển nhưng đội ngũ cán bộ về quản lý, khai thác tài nguyên biển còn rất hạn chế và chưa được đào tạo theo một hệ thống.
Công nghệ biển là lĩnh vực ứng dụng các kiến thức khoa học về môi trường biển và những nguyên lý công nghệ: kỹ thuật xây dựng, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, v.v... trong phân tích, thiết kế, xây dựng, khai thác và quản lý các hệ thống hoạt động trong môi trường biển và ven bờ.
Việt Nam có 28 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển với nhiều công trình, dự án liên quan đến biển, đến cửa sông, nhiều đô thị, khu công nghiệp, công trình, làng nghề ven biển, các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải thủy... cùng các hoạt động kinh tế-xã hội khác liên quan đến biển đang diễn ra hết sức sôi động.
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. kiến thức cơ bản về toán, vật lý, hóa học, tin học, các văn bản pháp quy, chính sách, kiến thức chủ yếu về khoa học biển, những nguyên lý công nghệ - kỹ thuật xây dựng, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật,... trong phân tích, thiết kế, xây dựng, khai thác và quản lý các hệ thống hoạt động trong môi trường biển, các ký năng làm việc với tư cách nhà chuyên môn tư vấn, phân tích, quy hoạch, xây dựng, khai thác và quản lý các hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật liên quan đến môi trường biển, đủ kiến thức để tự hoàn thiện hoặc được tiếp tục đào tạo thành chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực triển khai nghiên cứu khoa học bao gồm các khoa học cơ bản của hải dương học và công nghệ biển cũng như các khoa học ứng dụng của công nghệ biển trong các ngành công nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bảo vệ môi trường biển … có thể làm việc trực tiếp như một chuyên gia tư vấn, thiết kế, giám sát và quản lý trong từng lĩnh vực khoa học và công nghệ biển theo các chuyên ngành đào tạo: công nghệ bờ biển, công nghệ biển khơi, công nghệ môi trường biển, v.v... thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội, môi trường, đảm bảo anh toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia trên biển; các Cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học, tư vấn, thiết kế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố có biển trong cả nước … hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Ngành Khí tượng - Thủy văn - Hải dương:
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, Đồng thời, sinh viên còn được trang bị kiến thức khá đầy đủ về toán học, vật lý và tin học, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về kỹ năng lập trình, xử lý tính toán trên máy tính. Sinh viên được tham quan, thực tập thực tế tại nhiều viện, cơ sở nghiên cứu, triển khai trong đất liền, hải đảo, trên biển. Các đề tài luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đều gắn với các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học của giáo viên về các hướng nghiên cứu như: dự báo thời tiết, mô phỏng và mô hình hóa bão-xoáy thuận nhiệt đới, mô hình hóa khí hậu khu vực và dự báo khí hậu, dao động và biến đổi khí hậu, khí hậu và môi trường, khí tượng ứng dụng,…
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng, thủy văn, hải dương đang đứng trước những cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu.
Chiến lược phát triển Kinh tế biển đã được đề cập trong các Hội nghị Trung ương với gói ngân sách đầu tư nghiên cứu gần 3000 tỷ. Vấn đề Phòng chống thiên tai bão lụt là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng quan tâm và đầu tư lớn. Ngoài ra còn có các Chương trình Nước sạch nông thôn và Quy hoạch tài nguyên nước và Kiểm soát môi trường và Năng lượng sạch ( Thủy điện, Phong điện,,,, ). Đó là cơ hội và thách thức đối với ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương có nhiều cơ hội làm việc tại các Cơ quan trung ương và địa phương, như Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Cao không Trung ương, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Các Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực), Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, các Trường Đại học và Cao đẳng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Quy hoạch thủy lợi…
Các công ty khảo sát điện, Viện thiết kế Bộ Giao thông vận tải, Viện Hải dương học, Viện nghiên cứu Hải sản, các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Dự án quốc tế. Các Trung tâm Tin học, Cơ sở, Công ty có nhu cầu ứng dụng nhiều về Công nghệ Thông tin các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực tin học-tính toán, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Ngành Sư Phạm Mầm Non :
Hiện cũng là ngành rất cấp thiết hiện nay với việc trong cả nước đang thiếu tới 29000 giáo viên và nhu cầu của ngành cần rất nhiều giáo viên có chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để dạy trẻ có những bước phát triển đầu đời cực kỳ quan trọng. Ai sinh con ra cũng đều mong muốn con của mình có những bước phát triển ngay từ những lúc ban đầu. Giáo Viên Mầm Non cần cho cả trường công và trường tư thục hiện nay.
Nguồn: dantri.com.vn


Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Từ khi nào ngành kỹ thuật chế biến món ăn được đưa vào đào tạo chuyên nghiệp?

Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn (Nấu ăn) bắt đầu đào tạo từ bao giờ?
            Câu hỏi đặt ra khi ngành Kỹ thuật chế biến món ăn (Nấu ăn – Đầu bếp) đang trở thành những ngành nghề “hot”, “dễ sống” trong khi vấn nạn thất nghiệp ngày càng tăng là nghề này bắt đầu đào tạo từ khi nào?


(Ảnh minh họa)


            Một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được thành lập từ những năm 70 đến 75 sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, giải phóng miền Nam. Kể từ đó đến nay cũng có rất nhiều trường mở khoa Chế biến món ăn đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn (Nấu ăn – Đầu bếp).
Phải kể đến một số trường tiên phong đào tạo ngành chế biến món ăn ở Hà Nội như: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tiền thân là trường công nhân khách sạn du lịch được thành lập ngày 24/7/1972; tiếp theo là trường TCN Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội tiền thân là trường Kỹ thuật ăn uống phục vụ Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1138/QĐ-TC ngày 20 tháng 10 năm 1975 của UBND Thành phố Hà Nội. Trên đây tôi chỉ đưa ra dẫn chứng một số trường, còn rất nhiều trường khác nữa không thể kể hết ở đây được.
Trước đây ít ai quan tâm đến ngành Nấu ăn, nhưng một vài năm trở lại đây tình trạng Đại học thất nghiệp kể cả các ngành kinh tế , xã hội mà ngay cả sinh viên kỹ thuật cũng chung cảnh thất nghiệp. Một trong những ngành “dễ sống” hiện nay là ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Do nhu cầu thị trường lao động trong ngành này càng tăng cao.




Ngoài những trường đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn từ những năm đầu sơ khai thì những năm gần đây cũng không ít trường Trung cấp, Cao đẳng đào tạo ngành này có tiếng, được nhiều học sinh, sinh viên theo học. Điển hình như trường Trung cấp Tổng Hợp Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 1999 của UBND thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường thu hút rất nhiều học sinh theo học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, các học sinh khi ra trường đều làm tại các khách sạn, nhà hàng, nhân viên cấp dưỡng (nhân viên chế biến món ăn – nấu ăn) tại các trường mầm non.
Cuối năm 2014, trường Trung cấp Tổng Hợp Hà Nội được đào tạo văn bằng 2 ngành kỹ thuật chế biến món ăn (Nấu ăn). Là một trong những trường tiên phong đào tạo văn bằng 2 ngành chế biến món ăn. Hiện nay trường đang làm chương trình tuyển sinh năm 2015, đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn (nấu ăn) học chuyển đổi văn bằng 2. Khóa học văn bằng 2 ngành chế biến món ăn học trong vòng 10 tháng, đối tượng tham gia khóa học nấu ăn phải có bằng tốt nghiệp từ Trung cấp nghề trở lên. Học xong được cấp bằng trung cấp chính quy ngành kỹ thuật chế biến món ăn, được thi liên thông hay viên chức các sở theo quy định của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo. Khóa 1 văn bằng 2 ngành kỹ thuật chế biến món ăn của trường dự kiến khai giảng vào tháng 2 năm 2015 sắp tới.





Có thể nói ngành Kỹ thuật chế biến món ăn  đã có từ rất lâu, một số trường đã đào tạo ngành này được khoảng 20 đến 30 năm. Ngành này giờ đây đã trở thành những ngày nghề được nhiều người lựa chọn theo học và được toàn xã hội quan tâm, chú trọng đến.

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Học văn bằng 2 ngành pháp luật vào thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội trong vòng

THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2015
TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGÀNH PHÁP LUẬT
(Học ngoài giờ hành chính)

Căn cứ thỏa thuận giữa Trường Trung cấp Thái Nguyên (Trung cấp Tổng hợp Hà Thái) và Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa học và Phát triển Giáo dục về việc phối hợp tuyển sinh đào tạo hệ văn bằng 2 ngành Pháp luật
Kính gửi : Quý ủy ban Xã, Phường, Thị trấn về vấn đề phân bổ chỉ tiêu cho các cơ quan cử cán bộ đi học chuyển đổi văn bằng 2 từ các ngành khác sang ngành Pháp luật học 1 năm và hệ 2 năm vào các ngày thứ 7 và chủ nhật phù hợp cho cán bộ đi học.
Trường Trung cấpThái Nguyên thông báo tuyển sinh ngành pháp luật cụ thể như sau:

Đối tượng tuyển sinh:
- Học viên đã tốt nghiệp từ trung cấp nghề trở lên của các ngành đào tạo khác, có nguyện vọng học ngành Pháp Luật (Đối với hệ 1 năm) . Hoặc đã tốt nghiệp THPT hay BTVH (Đối với hệ 2 năm)
- Được đăng kí học vào thứ 7 & CN.




Hình thức xét tuyển:
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
- Lệ phí xét tuyển: 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng chẵn)
- Bằng do trường Trường Trung cấp Thái Nguyên (Trung cấp Tổng hợp Hà Thái) cấp
Thời gian nhận hồ sơ:
Nhận hồ sơ đến hết ngày 28/02/2015
- Hoàn thiện hồ sơ và nhập học ngay (Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại hoặc đăng ký trực tuyến)
Hồ sơ bao gồm:
- Bằng , học bạ PTHH, BTVH công chứng
- Bằng, bảng điểm của trường đã tốt nghiệp (có công chứng)
- 02 Lý lịch HSSV có xác nhận địa phương
- Bộ hồ sơ TCCN theo mẫu BGD
- 02 ảnh 2x3 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
- Giấy khai sinh và chứng minh thư bản sao (có công chứng)
Lưu ý: Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển




Địa điểm nộp hồ sơ và nhập học:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Phòng 3 Tầng 1- Học Viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa- Hà Nội
Liên hệ (04)6.687.6969 (Cô Thanh)  Hotline : 01664 393 791
Học xong được liên thông lên Cao đẳng, Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua điện thoại trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn”





Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Tin tuyển sinh mới : " Học văn bằng 2 sư phạm mầm non tại TP.HCM vào thứ 7, chủ nhật"

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
VĂN BẰNG 2 SƯ PHẠM MẦM NON NĂM 2015

            Bạn yêu thích trẻ con, bạn muốn làm giáo viên mầm non nhưng bạn học ngành khác. Bạn đang làm trái ngành, bạn muốn học chuyển đổi bằng sang văn bằng 2 sư phạm mầm non. Hãy tham gia khóa học này bạn sẽ được đăng ký học vào thứ 7 và chủ nhật phù hợp cho những bạn đang đi làm.


ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
-          Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp từ trung cấp nghề trở lên của các ngành (Đối với hệ 1 năm). Hoặc đã TN THPT hoặc BTVH ( Đối với hệ 2 năm)           
-          Học vào các ngày thứ 7 & CN.




HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ LỆ PHÍ
-          Hình thức: Xét tuyển, thi tuyển
-          Lệ phí ( xét tuyển, ôn thi và thi năng khiếu): 650.000đ (sáu trăm năm mươi nghìn đồng)

THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ:
Khai giảng ngày 24/01/2015
Nhận hồ sơ bổ sung đến hết ngày 08/03/2015
HỒ SƠ BAO GỒM:
+ Bằng , học bạ PTHH, BTVH công chứng
+ Bằng, bảng điểm của trường đã tốt nghiệp (có công chứng)
+ 02 Lý lịch HSSV có xác nhận địa phương
+ Bộ hồ sơ TCCN theo mẫu BGD
+ 02 ảnh 2x3 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
+ Giấy khai sinh bản sao
Lưu ý: Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển




ĐỊA ĐIỂM HỌC:
-          Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận.

NƠI NỘP HỒ SƠ VÀ LÀM THỦ TỤC NHẬP HỌC:
Đ/C : Văn Phòng Tuyển Sinh - Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Quận Gò Vấp
672 Lê Quang Định – Phường 1 – Q.Gò Vấp - TP Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 046.687.6969 (Cô Thanh)   Hotline: 01664.393.791
Website: http://tuyensinhgiaoduc.vn/
Học xong được liên thông lên Cao đẳng, Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua Hotline trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn”

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Tìm hiểu về khoa giáo dục tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Giới thiệu khoa Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Nói đến ngành sư phạm chúng ta nghĩ ngay đến ngôi trường chuyên đào tạo ngành sư phạm như: Đại Học Sư Phạm, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương; Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội…với nhiều ngành sư phạm  khác nhau. Trong đó có ngành sư phạm tiểu học (giáo dục tiểu học), nhắc đến ngành sư phạm tiểu học (giáo dục tiểu học) ngôi trường bề dày lịch sử đứng đầu trong đạo tạo ngành là Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội là một trong những cái nôi đào tạo và cung cấp nguồn lực giáo viên chất lượng Trường thành lập ngày 06/01/1959. Sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học Hà Nội được tính từ ngày 6- 1- 1959, ngày thành lập trường Sư phạm Trung - Sơ cấp Hà Nội – tiền thân của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội hôm nay.





Năm 1965, do yêu cầu phát triển của sự nghiệp phát triển của sự nghiệp giáo dục Thủ đô và để phù hợp với hoàn cảnh sơ tán thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Trường Sư phạm Trung - Sơ cấp Hà Nội Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tách ra thành 2 trường: một trường chuyên đào tạo- bồi dưỡng giáo viên cấp II, một trường chuyên đào tạo bồi dưỡng giáo viên cấp I. Đến tháng 7 năm 1993, do yêu cầu sắp xếp lại mạng lưới các trường Sư phạm, đồng thời để tạo thêm sức mạnh về đội ngũ, về cơ sở vật chất và tiềm lực kinh nghiệm sư phạm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định sát nhập Trường Trung học sư phạm vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và trở thành một khoa của Trường Cao đẳng sư phạm- Khoa tiểu học.

Tính đến nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học cho Thủ đô Hà Nội của Trường Trung học Sư phạm (nay là Khoa Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) đã bước vào tuổi 55.là một trong những khoa có phong trào hoạt động tương đối toàn diện và là một trong những khoa mạnh của trường. Khoa có nền nếp, ý thức tổ chức, kỷ luật cao. Giáo sinh của khoa tốt nghiệp ra trường, về công tác tại các trường Tiểu học ở các quận, huyện đã phát huy được tác dụng, đã nhanh chóng phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, cấp quận huyện và trở thành cán bộ quản lý giỏi của nhiểu trường Tiểu học.






 Bên cạnh đó có một ngôi trường với  Khoa Tiểu học tuy mới được thành lập năm 2003 nhưng yếu tố “hạt nhân”  được hình thành cùng với sự ra đời của trường Sư phạm Sơ cấp Sơn Tây đến nay đã tròn 55 năm! Tháng 9 năm 1959, trường Sư phạm Sơ cấp Sơn Tây được thành lập với nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp I cho tỉnh nhà. Năm 1965, tỉnh Sơn Tây và Hà Đông hợp nhất thành tỉnh Hà Tây, theo đó 2 trường Sư phạm Sơ cấp của 2 tỉnh cũ nhập lại và lấy tên là trường Sư phạm Sơ cấp Hà Tây, sau đó trường đổi tên là Trung học Sư phạm 12+2 Hà Tây. Đến 1997, trường Trung học Sư phạm 12+2 Hà Tây sáp nhập với trường Trung học Sư phạm Mầm non Hà Tây và lấy tên là Trường Trung học sư phạm Hà Tây. Đầu năm 2001, Trường Trung học sư phạm Hà Tây trở thành cơ sở chính của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây. Ngày 19 tháng 6 năm 2003, Khoa Tiểu học chính thức được thành lập với nòng cốt là giáo viên 2 tổ Văn, Toán của trường Trung học sư phạm Hà Tây cũ, gồm 19 thầy cô, chia làm 2 tổ: tổ Xã hội và tổ Tự nhiên. Thầy Nguyễn Vũ Hào: Chủ nhiệm khoa và thầy Lưu Công Mẫn: Phó chủ nhiệm khoa. Từ 6 tháng 2 năm 2004 đến nay, khoa Tiểu học cùng với khối Sư phạm của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây sáp nhập về trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. 

Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm đào tạo giáo viên Tiểu học đã có, đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Tiểu học đã luôn nỗ lực phấn đấu để từng bước trưởng thành và khẳng định mình. Từ khi thành lập đến nay, Khoa Tiểu học đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng vững mạnh đi lên, trở thành địa chỉ đào tạo giáo viên Tiểu học tin cậy của tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà Nội hôm nay.


Có một đặc điểm chung của cả hai trường đó chính là không chỉ đào tạo văn bằng 1 ngành sư phạm tiểu học (giáo dục tiểu học) mà cả 2 cùng được Bộ Giáo Dục cho phép  và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã cấp phép  cho tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp chính quy văn bằng 2 ngành tiểu học (giáo dục tiểu học). Đó là hình thức chuyển đổi văn bằng chính quy cho đối tượng đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên của các ngành đào tạo khác và thời gian đào tạo chỉ trong vòng 12 - 15 tháng. Đây cũng là hình thức mới được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Hình thức đào tạo văn bằng 2 ngày càng phổ biến

Hình thức đào tạo văn bằng 2 ngày càng được chú ý

Hiện nay, trên thực tế chúng ta vẫn thường nhắc tới nhiều nhất là “văn bằng 2 đại học” - Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học với nhiều ngành khác nhau: ngành luật (luật kinh tế; luật tổng hợp); ngành quản trị kinh doanh; ngành kế toán; ngành tài chính ngân hàng; thời gian đào tạo trong 2 năm và sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui. Nhưng bên cạnh văn bằng 2 đại học như chúng ta đã biết, hiện nay có một hình  thức đào tạo mới về văn bằng 2 đó là văn bằng 2 hệ trung cấp chính quy. Với hình thức đạo tạo mới này đã được thông qua Bộ Giáo dục & Đào tạo và các trường đầu tiên đi tiên phòng tại thành phố Hà Nội. Được Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã cho phép đào tạo hệ trung cấp văn bằng 2 chính quy cho đối tượng đã tốt nghiệp từ trung cấp nghề trở lên của các ngành đào tạo khác chuyển đổi sang học các ngành như Ngành Mầm non (giáo dục mầm non); Sư phạm Tiểu học (giáo dục tiểu học); ngành kỹ thuật chế biến món ăn (nấu ăn); ngành Luật…và thời gian đào tạo chỉ trong vòng 12- 15 tháng.






Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2 nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

Với hình thức đào tạo văn bằng 2 hệ trung cấp chính quy ngành Mầm non (sư phạm mầm non) trường Trường Trung cấp Tổng Hợp Hà Nội  được Sở Hà Nội cấp và được sự cho Phép của Bộ là bắt đầu từ năm 2013 nhà trường được Sở Hà Nội cho phép đào tạo hệ Văn bằng 2 trung cấp chính quy ngành mầm non (giáo dục Mầm non), từ khi được cấp phép đào tạo đến nay Nhà trường đã thu hút nhiều học viên và đã đào tạo nhiều khóa ra trường năm 2014 số lượng học sinh của trường thì đỗ công chức giáo dục đứng top đầu toàn miền bắc. Mới đây cuối năm 2014 nhà trường được sở cho phép đào tạo hệ văn bằng 2 ngành kỹ thuật chế biến món ăn (nấu ăn). Đó là niềm tự hào cho mái trường trung cấp cùng với 15 năm hình thành và phát triển.









Còn về đào tạo hệ văn bằng 2 trung cấp chính quy ngành sư phạm tiểu học (giáo dục tiểu học)  hiện nay ngôi trường đào tạo chất lượng được nhiều học viên lựa chọn là Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội  và Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây - kế thừa và phát huy những kinh nghiệm đào tạo giáo viên Tiểu học đã có, đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Tiểu học đã luôn nỗ lực phấn đấu để từng bước trưởng thành và khẳng định mình. Từ khi thành lập đến nay, Khoa Tiểu học đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng vững mạnh đi lên, trở thành địa chỉ đào tạo giáo viên Tiểu học tin cậy của tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà Nội hôm nay.

Với hình thức đào tạo Văn Bằng 2 này đang thu hút được nhiều người tham gia, vì qua đó mọi người có thể thấy quyền lợi và những lợi ích mình có được sau khóa học. Đó là bớt đi lý thuyết mà tăng đi thực hành, và học được chuyên sâu về những môn chuyên ngành để có thể áp dụng những kiến thực đó ra thực tế để phục vụ cho công việc mà mọi người đang hướng tới. Vì vậy, hình thức Văn bằng 2 chính quy được mọi người ngày càng quan tâm là vì vậy.